Các dạng câu đối trong thơ

Hôm nay trang Thơ Đường Luật Việt Nam luận bàn về những dạng đối trong thể thơ Đường Luật.Ngoài những quy tắc Niêm,Luật thì đối trong thơ Đường là một quy tắc bất di bất dịch cần phải có để tạo nên một bài thơ Đường Luật hoàn chỉnh.
câu đối



CÁC DẠNG CÂU ĐỐI TRONG THƠ 


+BIỀN NGẪU [CHỈNH ĐỐI]

-KHOAN ĐỐI GỒM:

+LƯU THUỶ ĐỐI


+CÚ TRUNG ĐỐI [TIỂU ĐỐI]


+TÁ TỰ ĐỐI [đối tiếng đối bóng] VÀ SỐ TỰ ĐỐI


+TỰ CÚ ĐỐI[ĐƯƠNG ĐỐI]


+GIAO CỔ ĐỐI [ĐỐI TRÉO NGOE,TRÉO CẲNG NGỖNG]


+BẤT ĐỐI CHI ĐỐI [CHỮ KHÔNG ĐỐI NHƯNG Ý ĐỐI]


Câu Đối trong thể thơ lục bát:


Câu tiểu đối trong thơ Lục bát: Trong một câu thơ có hai ý nhỏ đối nhau. Ta thường gặp nhiều trong thơ lục bát, ví dụ thơ đối:

Làn thu thuỷ , nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm , liễu hờn kém xanh

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

1) Tiểu đối trong thơ đường luật:

Cướp của , đánh người quân tệ nhỉ

Xương gà , da cóc có đau không

(Nguyễn Khuyến)

Câu đối phú: là một thể văn vần có cấu trúc phức tạp, bao gồm câu, vế ngắn, vế dài, lại có lối diễn đạt lai văn xuôi, nên có thể định nghĩa Phú là một dạng biến văn kết hợp giữa vần lai văn xuôi.

Ví dụ:

Ai nấy dại vô cùng, pháo pháo nêu nêu kinh những quỷ

Ta nay nhàn bất trị, chè chè rượu rượu sướng bằng tiên

(Nguyễn Khuyến)

Câu đối phú nhiều khi dài dằng dặc tới mấy dòng:

Hành niên qua nạo đến cùn xương, nào tiền nhà, nào tiền học, nào tiền thuế, nào tiền ăn, nghĩ đời sống lắm phen chớ phở.

Mùi tết mới tha hồ béo mỡ, này chén rượu, này chén chè, này chén anh, này chén chú, gặp ngày xuân thoả sức đá gà.

Tôi nói đối phú ở đây để làm rõ hơn,vì thơ luật đường lấy luật đối đi ra từ phú...Phú được trọng vọng hơn nên được gọi là PHÚ GIA,còn tay thơ có hay mấy cũng chỉ gọi là NHÀ THƠ.

vài nét về đối trong thơ lục bát, đối một câu hoặc đối nguyên cả hai câu sáu và tám này với hai câu sáu và tám khác... hoặc là sử dụng câu tiểu đối để xây dựng hai vế đối nhau trong một câu:

Ví dụ đối nguyên hai câu sáu và tám

Lên voi, xuống ngựa, tốt chiều,

Chàng gan tướng sĩ, thiếp liều pháo xe.

Tiểu đối:

Một mai ai chớ bỏ ai

Chỉ thêu nên gấm , sắt mài nên kim

Các phép đối chính của thể loại câu đối nói chung:

Đối chữ: Hán đối với Hán, Nôm đối với Nôm, Việt đối với Việt, Hán Việt đối với Hán Việt;

Đối ngữ (từ loại) danh từ đối danh từ, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ, đơn thanh đối với đơn thanh, điệp thanh đối với điệp thanh, hiệp thanh đối với hiệp thanh…v.v

Đối cú: Cấu tạo của hai vế đối giống nhau, cùng một kiểu loại, vế trên có những thành phần nào, thì vế dưới cũng có thành phần ấy.

Đối ý: Đối ý là đối về nội dung:

Đối tương đồng hay đối bổ sung: Hoặc là hai vế cùng một ý nhằm tăng cường điều cần diễn đạt;

Hiểu tùy thiên trượng nhập

Ộ nhạ ngự hương quy

(Sớm theo xe vua mà đến,

Chiều mang hương ngự trở về)

Đối tương phản: Hoặc ý trong hai vế trái ngược nhau về mục đích hay phạm trù diễn đạt

Bạch phát bi hoa lạc

Thanh vận tiện điểu phi

(Tóc bạc nên thương hoa rụng,

Mây xanh phơi phới cánh chim bay)

Đối thừa tiếp: Hoặc giữa hai vế có mối lý luận nhân quả, so sánh nhượng bộ

Tức phòng viễn khách thùy đa sự

Tiện sáp sơ li khước thậm chân

(Người ta e dè khách xa, tuy lắm chuyện đấy

Nhưng bởi mình cắm rào thưa, họ tưởng cấm thật)

(Đỗ Phủ )

Đối nghĩa: Bao gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen: Nội dung tổng thể phải luận bàn nhất quán về một vấn đề, ví dụ xuôi - ngược, khó - dễ, yêu – ghét, màu sắc, muông thú.. v.v

Nghĩa bóng: là nghệ thuật sử dụng chữ, hoặc là một chữ có nhiều nghĩa, hoặc là nhiều chữ trong câu có cùng một nghĩa.

Đối âm tiết: Trắc bằng nghịch nhau ở chữ cuối của mỗi tiểu vế, và tiết tấu phải đồng nhất.

Đối số lượng: vế ra bao nhiêu chữ, vế đối cũng bấy nhiêu chữ. Phải cân xứng số lượng chữ đến trong từng ý nhỏ.

Câu đối trong thể thơ Đường Luật


Trên các diễn đàn thơ và thơ Đường luật hiện nay, khách quan mà nhận xét thì cơ bản mới chỉ sử dụng tới phép đối biền ngẫu [chỉnh đối] là chính, nhưng chỉnh đối cũng đang bị hiểu có phần sai lệch,méo mó... 

Từ chỗ dựa vào chỉnh đối để xét nét nhau, nên nhiều người đem xé nhỏ câu thơ thành từng chữ,và đem so đo trên dưới để chặt chém, mà đã quên mất yếu tố ngữ pháp,câu từ , từ còn có từ đơn, từ kép, từ ghép,từ láy...

 Quên cả xem xét về mặt cấu trúc câu xem vị trí của chữ đang diễn đạt là gì, động từ, tính từ, hay chỉ là bổ ngữ hỗ trợ...! Bởi thế, không thiếu trường hợp chữ trong câu thơ được sắp đặt bày ra trước mắt, nhìn vào thì có vẻ sóng đôi ([chỉnh đối) đấy, nhưng hồn vía của thơ thì chẳng thấy đâu... 

Ngược lại, người đưa được hồn vía vào thơ thì bị chê tơi tả rằng không chỉnh đối, cũng vì cái lối xé nhỏ câu chữ và hiểu méo mó đó mà ra...!!

Theo tôi thì đúng ra, đó là do phần học lý thuyết của những người này,chỉ mới đọc một mà chưa đọc đến hai chứ chưa nói đến ba ,bốn... Không nhất thiết cứ chữ trên song song với chữ dưới cùng một loại tự là chỉnh đối.. Cũng như câu đối thơ không chỉ có phép đối biền ngẫu [chỉnh đối], mà còn có nhiều phép đối khác. không chỉ có công đối (đối chỉnh) mà còn có khoan đối (đối không chỉnh)nữa...

Khi xem qua [Thi pháp thơ Đường] của Quách Tấn, thì tác giả này liệt kê và phân tích hàng loạt các phép đối, nào là lục đối, bát đối, tám nội dung đối,tám hình thức đối... Nhưng cuối cùng, Quách Tấn quy tụ lại năm phép đối cơ bản gồm... chỉnh đối, tá tự đối, cú trung đối, tựu cú đối,và lưu thủy đối...

Sau khi đọc qua những thể loại đối thì tôi thấy,trong thơ có rất nhiều cách đối mà các cụ ngày xưa dùng,mỗi người có một phong cách riêng rất hay.

CÚ TRUNG ĐỐI (tiểu đối)


Cô vân , độc tiểu xuyên quang mộ

Vạn tỉnh , thiên sơn hải khí thâm

(Mây côi chim lẻ ánh sáng xuyên qua dòng sông chiều / Muôn giếng nghìn non biển khí dày đặc)

PHIẾN ĐỐI (cách cú đối): 


Câu thứ nhất đối với câu thứ ba, câu thứ hai đối với câu thứ tư

Tiền niên gia thuỷ đông

Hồi thủ tịch dương lệ

Khứ niên gia thuỷ tây

Thấp diện xuân võ tuế

(Năm trước nhà ở phía đông sông

Quay đầu bóng chiều đẹp

Năm ngoái nhà ở phía tây sông

Ướt mặt mưa xuân dịu)

dạng đối này thường dùng trong ngũ ngôn và tứ tuyệt ,thất ngôn,còn thất ngôn bát cú thì ít dùng.

LƯU THUỶ ĐỐI: 


Ý trong hai vế đi liền một hơi như nước chảy

Lũ lương tâm thượng sự

Tương dữ mộng trung lân

(Hằng đem việc bên lòng

Bàn cùng người trong mộng)

hay:

Còn chăng lời hẹn bên trang sách.

Hay đã tàn theo ánh lửa đèn.

Nhìn vào hai câu trên ta sẽ thấy bất đối,nhưng ý của câu trên trôi chảy,tràn xuống câu dưới làm trọn nghĩa cho câu trên....đó là lưu thuỷ đối.

Thường thì những chữ đầu câu là "còn chăng" thì câu dưới sẽ là "hay đã", hoặc câu trên đầu câu là "Bỗng dưng" thì câu dưới đầu câu là "Để mà."..v.v là cách chơi LƯU THỦY ĐỐI.

GIAO CỔ ĐỐI (đối tréo cẳng ngỗng)


Địch lư tranh lợi thiệp

Lai vãng tiếp phong trào

(Thuyền bè tranh nhau trước

Qua lại tiếp gió sóng)

Địch lư đối với phong trào; lợi thiệp đối với lai vãng

HAY:

Chân bước vững đường chiều khấp khểnh

Rừng cây rậm rạp trúc vươn cao

[trong TỰ NHỦ ,TRẦN TUẤN NGỌC]

chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao và rừng cây rậm rạp đối với đường chiều khấp khểnh...đó là giao cổ đối.

TÁ TỰ ĐỐI (đối tiếng, đối bóng)


Quyển liêm huỳnh diệp lạc

Khai hộ tử qui đề

(Cuốn rèm lá vàng rụng

Mở cửa tiếng cuốc kêu)

Tử (trong tử qui) đồng âm cùng tử là màu tím, nên mượn tiếng để đối với huỳnh là vàng (huỳnh điệp). Trong thơ Lục bát chúng ta thường thấy và gặp tá tự đối nhiều hơn...

hay:

Nghèo sạch thanh danh nên gắng giữ.

Giàu sang khó tính chớ nên chơi.

Câu trên,thanh danh là danh từ,câu dưới khó tính là tính từ, vậy xét như thế là bất đối....Nhưng...nếu ta không theo nghĩa thật mà theo tiếng thì ,chữ khó và chữ thanh là tính từ,chữ danh và chữ tính lại là danh từ...nhận xét theo khía cạnh này thì chúng ta sẽ thấy hai chữ kia đối với nhau rất chặt chẽ...cách đối này là sự lợi dụng tiếng việt,lợi dụng sự đồng âm đa nghĩa để đối...như TÚ XƯƠNG có câu thế này nghe rất hay:

Hai mái trống tung đành chịu dột.

Tám giờ chuông điểm phải nằm co.

(TÚ XƯƠNG)

Tá tự kết hợp với số tự đối.

Học bảy nghề còn lo thất nghiệp

Làm tam [ba]vụ vẫn đói tư mùa.

Đây là sự kết hợp tá tự và số tự để đối,và có cả cách chơi chữ rất hay.

Giá như không vì luật bằng trắc thì sẽ là ..làm tư vụ vẫn đói tứ mùa...thì sẽ hay và sẽ là tuyệt diệu...

Ngay cả nơi đây,THI ĐÀN VIỆT NAM này, cũng có một tay thơ mà lúc đầu tôi rất thích,vì thơ anh ta hay và mượt lắm,nhưng khi bê nguyên cả câu từ chấm phẩy của thiên hạ về đây để bình giảng cánh làm thơ luật dường và rập khuôn các diễn đàn khác về nhận xét hai câu trên,thì thì bó tay,không biết những bài tôi đọc của anh ta,có phải do anh ấy viết không nữa...?

Quay lại vấn đề trên...làm tam vụ vẫn đói tư mùa.

đấy mới là phần đặc sắc,bởi vì VIỆT NAM ta từ xưa cho đến tận bây giờ nói về nông vụ là trồng lúa,chỉ có hai vụ lúa là đông xuân và hè thu,còn khoảng trống là nông nhàn,nông dân tận dụng khoảng trống để trồng vụ thứ ba là vụ màu,trồng ngô[bắp] khoai hoa màu ..v.v bởi vậy trong nông vụ mới nói là hai lúa một màu.

tác giả viết như thế đúng theo thực tế,theo nông vụ...người ta chỉ làm có hai vụ trong khi nhân vật trong thơ phải làm quanh năm ,làm đến ba vụ...theo tôi đây mới là tuyệt trong tuyệt...chứ không công nhận những lời phê vớ vẩn,thiếu hiểu biết kia là ,làm tư vụ ,đói tứ mùa...nếu không phạm luật bằng trắc thì tư vụ,tứ mùa ấy cũng chẳng hay ho gì.

Tôi xin tiếp tục.

TỰ CÚ ĐỐI (đương đối): 

 Đương là vừa, cân xứng, chữ đồng loại này nhóm trong câu này đối lại với chữ đồng loại kia trong nhóm kia trong câu được cân xứng một cách vừa phải.

Bạch thủ đơn tâm y tử cấm

Nhất huy ngũ bộ tịnh tam biên

(Đầu bạc lòng son nương cung tía

Một lần vung bút trong khoảng năm bước dẹp yên được ba phương)

Lấy nhất, ngũ, tam đối với bạch, đơn, tử

BẤT ĐỐI CHI ĐỐI (trên mặt chữ thì không đối, nhưng ý vẫn đối nhau)


Bất tác tân phong tuý

Kỳ như quyện thể hà?

(Chẳng làm kẻ say trong cơn gió sớm

Thì làm sao cho ra tấm thân đã mỏi mệt)

hay:

Bóng chiều đã ngả đâu quê cũ.

Xưa nay chinh chiến mấy ai về



Lấy cái không đối để đối,đó là bất đối chi đối...không cần phải lệ thuộc vào chữ,mà dùng ý để đối...cấu trúc từ ngữ,ngữ pháp phải song song và đồng dạng với nhau.

Có nhiều luồng ý kiến cho rằng đây là các phép đối phá cách...? Nhưng cứ căn cứ vào lịch sử thơ Đường,luật Đường thì sẽ thấy rõ các phép đối này không hề là phép đối phá cách, mà hoàn toàn là chính cách... Bởi chúng xuất hiện cả trong Cổ thi trước thời Đường, trong thời Đường và sau thời Đường.

 Chúng sinh ra trước cả thể loại văn biền ngẫu(PHÚ)mà thơ luật đường đi ra từ phú về luật và đối...Chúng là [đàn anh đàn chị,có khi là chú bác] của văn biền ngẫu. Và ngay cả khi xuất hiện lối văn biền ngẫu rồi, thì các phép đối này vẫn tiếp tục tồn tại và vẫn được duy trì sử dụng trong suốt lịch sử dòng thơ Đường , bao gồm cả thơ luật đường.

nhân đây tôi cũng xin nói thẳng rằng, tôi đã từng hỏi các bậc tông sư,cao nhân tiền bối và tìm kiếm ,đọc qua rất nhiều sách...Nhưng tôi chưa nghe và thấy sách nào nói rằng đối không chỉnh thì không phải thơ Đường luật...!!! Ngược lại, lý thuyết căn bản môn thơ Đường luật ghi rõ ràng rằng ngoài CHỈNH ĐỐI, còn có KHOAN ĐỐI (đối không chỉnh).

Theo ngu ý của tôi thì,khi chúng ta muốn đánh giá một bài thơ luật đường thì phải theo tiêu chí đề ra của luật thơ nói riêng và nghệ thuật làm thơ nói chung, chứ không riêng gì đối. theo chúng ta đã biết thì riêng cách đối cũng có dăm bảy kiểu đối,chứ không riêng gì chỉnh đối...?!

bởi thế khi đã chơi thơ Đường luật thì cần hiểu rõ ngoài công đối [chỉnh đối] ra còn có khoan đối [đối không chỉnh]

Như lúc trước khi giảng cho tôi về thơ, Thầy của tôi đã nói và những bậc cao nhân tiền bối cũng nói như thế này:Nếu ta chưa thông thạo về các phép đối,thì hãy cứ nên dùng chỉnh đối,lưu thuỷ đối và tiểu đối...còn những dạng đối khác từ từ tham khảo và học sau để bổ trợ cho nguồn kiến thức của ta để từ đó nhận biết được những trường phái và sở thích của mỗi người...

Tôi đáng lẽ cũng chẳng muốn viết ra làm gì,vì nơi đây cao thủ tào lao quá nhiều,nhưng các thi hữu chơi thơ theo đúng nghĩa thì lại không ít bởi vậy lãng đành mạo muội viết ra,để chúng ta cùng nhìn nhận,và bổ trợ cho nhau.

THƠ LUẬT ĐƯỜNG sưu tầm bài viết của LÃNG TỬ SẦU

Đăng nhận xét