Quý Mão
Nhâm Dần lắm kẻ đã vô chuồng
Quý Mẹo đáo lai phải diễn tuồng
Giáp Ngọ oai danh thằng cáo lão
Giáp Thân nức tiếng đứa làm suông
Non sông đất nước xanh thành đỏ
Văn vật ngàn năm méo hóa vuông
Dám hỏi giao thừa màn chúc Tết
Trai thời tớ nhận gái đành buông
Nhâm Dần lắm kẻ đã vô chuồng
Quý Mẹo đáo lai phải diễn tuồng
Giáp Ngọ oai danh thằng cáo lão
Giáp Thân nức tiếng đứa làm suông
Non sông đất nước xanh thành đỏ
Văn vật ngàn năm méo hóa vuông
Dám hỏi giao thừa màn chúc Tết
Trai thời tớ nhận gái đành buông
XUÂN QUÝ MÃO MẠN ĐÀM THƠ,CÂU ĐỐI CHÚC TẾT Ở VIỆT NAM
Mùa xuân là mùa của yêu thương,đoàn tụ,mùa của thơ.Hôm nay trang Thơ Đường Luật cũng xin bớt chút thời gian rảnh rỗi đề bàn về thơ và câu đối xuân,nhất là thơ chúc tết.Thơ chúc tết có từ khi nào?
Thơ chúc tết có từ khi có tết và Tết Nguyên Đán bắt nguồn từ Trung Quốc,tất nhiên còn nhiều giả thuyết,nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ bàn về thơ và câu đối tết.
Với nguồn gốc thi ca đa dạng và phong phú.Việt Nam có không ít những bài thơ ,câu đối tết của các vị tiền nhân như Nguyễn Khuyến,Tú Xương,Hồ Xuân Hương...
Cảnh Tết
(Nguyễn Khuyến)
Năm ngoái, năm kia đói muốn chết,
Năm nay phong lưu đã ra phết!
Thóc mùa, thóc chiêm hãy còn nhiều
Tiền nợ, tiền công chưa trả hết.
Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng,
Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt.
Ta ước gì được mãi như thế,
Hễ hết Tết rồi, thời lại Tết!
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lĩnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
Bánh chưng sắp gói e nồm chảy
Giò lụa toan làm sợ nắng thiu.
Thôi thế thì thôi đành tết khác,
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo.
Những bài thơ câu đối hay về Tết Nguyên Đán
Sau đây tôi xin giới thiệu đến các bạn những bài thơ ,câu đối hay về ngày Tết của một số tác giả nổi tiếng trong nước.
Đứng đầu danh sách những bài thơ chúc tết có lẽ là Tú Xương,ông làm khá nhiều bài thơ về ngày Xuân nhưng mang một nét trào phúng,dí dỏm đến chua cay
Chúc Tết
Tác giả: Tú Xương
Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối,
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:
Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?
Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,
Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:
Đứa thì mua tước, đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng,
Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
Bắt chước ai ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết ở trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
Năm mới
Tác giả: Tú Xương
Khéo bảo nhau rằng mới với me,
Bảo ai rằng cũ, chẳng ai nghe.
Khăn là bác nọ to tày rế;
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.
Công đức tu hành, sư có lọng;
Xu hào rủng rỉnh, mán ngồi xe.
Chẳng phong lưu, cũng ba ngày Tết
Kiết cú như ai cũng rượu chè.
Mồng hai tết, viếng cô Ký
Tác giả: Tú Xương
Cô Ký sao mà đã chết ngay?
Ô hay, trời chẳng nể ông Tây!
Gái tơ đi lấy làm hai họ
Năm mới vừa sang được một ngày
Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ
Ông chồng thương đến cái xe tay!
Gớm ghê cho những cô con gái
Mà vẫn đua nhau lấy các thầy!
***
Nguyễn Khuyến không chỉ là nhà thơ của mùa thu. Ông còn có nhiều bài thơ xuân, không kể số lượng lớn câu đối mừng xuân mang giá trị hiện thực, thẩm mỹ và trào phúng.Tuy nhà thơ Nguyễn Khuyến về cõi vĩnh hằng hơn 1 thế kỷ, thơ ca của cụ vẫn được người dân Việt Nam nhớ mãi.Chợ Đồng
Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng
Năm nay chợ họp có vui không ?
Dở trời mưa bụi còn hơi rét,
Nếm rượu tường đền được mấy ông?
Hàng quán người về nghe xao xác
Nợ nần năm hết hỏi lung tung
Năm ba ngày nữa tin xuân tới,
Pháo trước nhà ai một tiếng đùng
Qua bài thơ trên Nguyễn Khuyến đem lại cho người đọc bức tranh mùa xuân sống động, gần gũi, xác thực, gợi nhớ không khí ngày Tết của miền quê trong những năm đói kém với dáng người tất bật dưới mưa xuân, trong lòng thấp thỏm món nợ Tết vẫn không sao trả nổi. Đâu đó cũng thấp thoáng những niềm vui nho nhỏ khi nghe tiếng pháo giao thừa nhà nào đó nổ đùng đoàng.
Nguyễn Khuyến cũng là người nặng tình nghĩa cha con, bởi vậy, trong thơ xuân của mình, ông đã làm một số bài khuyên dạy các con.
Ngày xuân dạy các con
Năm mới vừa sang, năm cũ qua
Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta.
Chín sào tư thổ là nơi ở,
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.
Trước cửa khói dày non khuất bóng,
Bên tường, mưa ít, cúc thưa hoa.
Các con nối chí cha nên biết:
Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà
Câu Đối Tết Nguyễn Khuyến
Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái TếtUớc gì nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa Xuân
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửaSáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà
Câu Đối Tết Tú Xương
Thiên hạ xác rồi con đốt pháoNhân tình trắng thế rồi lại bôi vôi
Không dưng xuân đến chi nhà tớCó nhẽ trời mà đóng cửa ai
Nực cười thay: nêu không, pháp không, vôi bột cũng không, mà tết.Thôi cũng được: rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi .
Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnhNăm mới khác gì năm cũ, vạn người bán muối với mua vôi.
Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài;
極 人 間 之 品 價, 風 月 情 懷;
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt.
最 世 上 之 風 流, 江 湖 氣 骨.
Vui xuân, xuân cả một trời, có lẽ đâu đâu đâu cũng vậy,Người học, học cho hết sách, hay là thế thế thế mà thôi
Ngày tết dán câu đối
Nhập thế cục bất khả vô văn tự,入 世 局 不 可 無 文 字Chẳng hay ho cũng nghĩ một vài bài,Huống chi mình đã đỗ Tú tài,Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối.Đối rằng :Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài;極 人 間 之 品 價, 風 月 情 懷;Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt.最 世 上 之 風 流, 江 湖 氣 骨.Viết vào giấy dán ngay lên cột,Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay ?“Rằng hay thì thực là hay,Chẳng hay sao lại đỗ ngay Tú tài,Xưa nay em vẫn chịu ngài !”
Câu Đối Tết Hồ Xuân Hương
Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo ma vương đưa quỉ tớiSáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào